Phun môi bị tụ máu bầm phải làm sao? Có nguy hiểm không?


5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay có nhiều chị em lựa chọn hình thức phun môi làm đẹp để xóa đi bờ môi thâm kém sắc. Tuy nhiên, nhiều người sau khi phun xăm phát hiện có tụ máu bầm dưới môi nên vô cùng hoang mang. Vậy phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm đến sức khỏe không? Spa Việt Nam sẽ hướng dẫn chị em các mẹo nhỏ để sở hữu ngay một bờ môi quyến rũ.

Phun môi bị tụ máu bầm phải làm sao?

Sau khi phun môi bị tụ máu bầm do quá trình thực hiện đầu kim nhằm đưa mực xăm vào bên trong gây tổn thương cho bề mặt da và làm chảy máu bên trong. Lượng máu đó không chảy ra ngoài được nên tích tụ bị oxy hóa đen hình thành nên các tụ máu bầm.

Đây là hiện tượng bình thường không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, có vài trường hợp bị kích ứng nặng với kim phun hoặc mực xăm nên môi bị tụ máu bầm kèm theo các biến chứng nặng.

Do đó, dù trong trường hợp nào thì bạn cũng nên liên hệ với các chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân và triệt tụ máu bầm kịp thời trước khi nó ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp.

Phun môi bị kết máu bầm dưới da làm sao để khắc phục triệt để?
Phun môi bị kết máu bầm dưới da làm sao để khắc phục triệt để?

Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Không ít khách hàng cảm thấy lo sợ vì nghĩ môi có biến chứng. Trên thực tế đây là hiện tượng bình thường và có khoảng 90% khách hàng có tụ máu bầm sau khi phun môi.

Phun môi bị tụ máu bầm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng hồi phục sau đó
Phun môi bị tụ máu bầm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng hồi phục sau đó

Thông thường, tụ máu bầm do phun môi chỉ diễn ra từ 5-7 ngày. Đây chỉ là biểu hiện bình thường trong phun môi làm đẹp, nó chỉ gây mất thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu môi xuất hiện tụ máu bầm cùng với một số triệu chứng khác như: Nổi mụn nước, mưng mủ, sưng…thì chị em vẫn không được chủ quan. Thay vào đó, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc thẩm mỹ viện uy tín để được các chuyên gia kiểm tra và điều trị.

Phun môi bị tụ máu bầm bao lâu thì lành?

Đối với trường hợp bị tụ máu bầm khi phun xăm khó có thể nói trước một mốc thời gian xác định. Bởi vì, máu bầm tan trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Vết máu bầm sau phun xăm sẽ nhanh lành nếu được chăm sóc tốt
Vết máu bầm sau phun xăm sẽ nhanh lành nếu được chăm sóc tốt
  • Người có cơ địa tốt: Đối với nhóm người này, tụ máu bầm sẽ tan trong vòng từ 5-7 ngày.
  • Người có cơ địa kém: Đối với những người có sức khỏe yếu thì các tảng máu bầm sẽ liên kết tạo thành một mảng bầm lớn. Thời gian để môi phục hồi khoảng từ 10 – 14 ngày, lâu hơn nhiều so với người có cơ địa khỏe.

Dấu hiệu phun môi bị tụ máu bầm là gì?

Không khó đề nhận ra các dấu hiệu cho thấy bạn bị tụ máu bầm sau khi phun môi. Các dấu hiệu này thể hiện rõ trên vùng môi phun nên rất dễ nhận diện, cụ thể là:

  • Môi sưng lên ở khóe môi kèm thêm màu tím đỏ.
  • Lòng môi phun mất màu và bầm tím.
  • Môi phun có dấu hiệu loang màu và có nhiều tụ máu bầm.
Lòng môi mất màu và xung quanh bầm tím là dấu hiệu cho thấy bị đang có tụ máu bầm dưới lòng môi
Lòng môi mất màu và xung quanh bầm tím là dấu hiệu cho thấy bị đang có tụ máu bầm dưới lòng môi
Môi xuất hiện các biến chứng nặng do cơ địa không hợp mực xăm
Môi xuất hiện các biến chứng nặng do cơ địa không hợp mực xăm

Trên đây là hiện tượng tụ máu bình thường. Một số khách hàng còn gặp phải trường hợp môi sưng to, da môi nứt và chảy máu. Đó là biến chứng nguy hiểm cần phải gặp bác sĩ có tay nghề để xử lý gấp.

Nguyên nhân phun môi bị tụ máu bầm

Phun môi thẩm mỹ bầm tím là chuyện bình thường và không gây hại đến sức khỏe của người đam mê làm đẹp. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụ máu bầm dưới môi sau khi phun xăm.

Tay nghề nhân viên là yếu tố quan trọng để có được đôi môi đẹp
Tay nghề nhân viên là yếu tố quan trọng để có được đôi môi đẹp
  • Tay nghề nhân viên kém, lực tay quá mạnh khiến cho đầu kim tác động sâu nên gây tổn thương bên trong khiến môi bị tụ máu bầm.
  • Nhân viên không xử lý viền môi thâm trước khi phun dẫn đến “thâm trong thâm ngoài” gây mất thẩm mỹ.
  • Sử dụng công nghệ lạc hậu, máy chuyên dụng kém hiện đại, sử dụng đầu kim to nên can thiệp quá sâu vào lớp thượng bì khiến bề mặt da bị tổn thương làm môi bầm tím.
  • Sử dụng mực kém chất lượng, mực pha hóa học để phun xăm. Sau khi mực được bơm vào khiến cơ thể bài xích, xảy ra phản ứng xấu làm cho môi sưng, mưng mủ, chảy máu trong…
  • Do cơ địa của khách hàng dễ bị bầm tím khi gặp tác động.
  • Do khách hàng không biết cách chăm sóc môi, sử dụng các sản phẩm không được chỉ định khiến cho môi sưng phồng, đau rát…

Hướng dẫn cách khắc phục phun môi bị tụ máu bầm

Hiểu được nguyên nhân môi phun bị tụ máu bầm là cơ sở đề ra các phương pháp khắc phục. Dưới đây sẽ hướng dẫn chị em cách “sơ cứu” cho đôi môi nếu có bị tích máu bầm.

Chườm đá

Đối với trường hợp bị tụ máu bầm nhẹ, bạn có thể dùng đá chườm để làm tan máu bầm. Sử dụng khăn sạch, mỏng bọc đá lạnh vào sau đó lăn nhẹ lên vùng môi phun xăm khoảng 10 phút với tần suất 2 lần/ ngày để giảm sưng hiệu quả.

Đá lạnh có công dụng giảm đau, làm tan máu bầm nhanh chóng
Đá lạnh có công dụng giảm đau, làm tan máu bầm nhanh chóng

Hơn hết, đá lạnh làm cho mạch máu nhanh chóng co lại, giảm đau nhức và làm tan máu bầm. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng phương pháp này ở mức độ cho phép. Nếu lạm dụng sẽ làm cho các tế bào bị đông cứng, vỡ mạch và  các tụ máu bầm tích lại nhiều hơn.

Dung thuốc đặc trị

Nếu trong quá trình máu bầm tích tụ kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu thì chị em nên đến cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra và can thiệp tránh triệu chứng trở nặng.

Alphachoay được dùng trong y tế với công dụng chính là hỗ trợ làm tan máu bầm
Alphachoay được dùng trong y tế với công dụng chính là hỗ trợ làm tan máu bầm

Các bác sĩ thường dùng Alphachoay, Cepalexin… để làm tan máu bầm nhanh chóng. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng nó vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau dạ dày, buồn nôn, hô hấp kém…

Thăm khám bác sĩ

Đối với các vết tụ máu nhẹ nhàng như trên có thể tự điều trị tại nhà thông qua hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như thấy môi bị mưng mủ, sưng to, chảy máu… tốt nhất chị em nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ có uy tín và chất lượng nhất để các chuyên gia kiểm tra và đưa ra phương án điều trị.

Cách phòng tránh phun môi bị tụ máu bầm

Nắm rõ được nguyên nhân và dấu hiệu của việc bị tụ máu bầm là cơ sở để tìm ra cách phòng tránh. Dưới đây là 2 cách đề phòng phun môi bị tích tụ máu bầm được xem là hiệu quả nhất.

  • Lựa chọn địa chỉ uy tín

Một thẩm mỹ viện có uy tín và chất lượng mà khách hàng không thể bỏ qua đó chính là SeoulSpa.Vn. Hiện nay thương hiệu đã thành lập được 50 chi nhánh trải dài toàn quốc để đưa công nghệ làm đẹp hiện đại đến với đông đảo chị em phụ nữ.

Không gian làm việc sang chảnh của thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn
Không gian làm việc sang chảnh của thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn

Đối với dịch vụ phun môi, SeoulSpa.Vn sử dụng công nghệ phun xăm hiện đại với đầu kim siêu nhỏ kết hợp với mực xăm nhập khẩu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hơn hết, các bác sĩ tại đây đều là người có nhiều kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thẩm mỹ nên đảm bảo an toàn. Thêm đó, chị em còn được kết nối trực tiếp với bác sĩ để được hỗ trợ về cách chăm sóc, ăn uống sau quá trình phun xăm.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Tại số nhà 120 Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Quận Tân Bình, TPHCM

Số điện thoại: 1800 3333

Website: https://seoulspa.vn/

  • Chế độ chăm sóc kết hợp ăn uống hợp lý

Trong 7 ngày đầu sau khi phun không được dùng nước để vệ sinh môi vì dễ nhiễm trùng. Thay vào đó hãy vệ sinh bằng nước muối sinh lý kết hợp bôi thuốc ngoài da và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như: Cam, chanh, dứa… thúc đẩy môi lên màu chuẩn, hạn chế thâm môi. Uống đủ từ 2-4 lít nước mỗi ngày để da môi căng bóng.

Vitamin C hỗ trợ môi lên màu chuẩn và hỗ trợ làm tan máu bầm
Vitamin C hỗ trợ môi lên màu chuẩn và hỗ trợ làm tan máu bầm

Ngoài ra, không được sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác vì ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Mặt khác, các loại hải sản, các loại thịt đỏ và các loại thực phẩm nhiều đạm như: Trứng, rau muống, nếp… cũng gây thâm môi, nhiễm trùng tích máu bầm.

Bài viết trên đã đưa đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề “ Phun môi bị tụ máu bầm”. Nếu trong tương lai bạn định làm đẹp bằng hình thức phun môi thì hãy lựa chọn cơ sở thẩm mỹ kỹ lưỡng. Đồng thời học hỏi thêm cách chăm sóc môi đúng để sở hữu được bờ môi hồng hào quyến rũ.

Xem thêm bài viết nổi bật

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận