Phun môi hiện là một trong các xu hướng làm đẹp được nhiều chị em ưu ái lựa chọn bởi tính thẩm mỹ lâu dài, sự an toàn, tiết kiệm thời gian trang điểm.
Mặc dù khá an toàn, nhưng ở một số người vẫn gặp phải hiện tượng phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ. Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý của hiện tượng này ra sao? Cùng tìm hiểu tại bài viết này!
Nguyên nhân phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ?
Phun môi xét về bản chất được biết đến như một phương pháp làm đẹp có độ an toàn ở mức khá cao, gần như không gây tổn thương mạch máu cũng như hệ thống dây thần kinh.
Vì phương pháp này chỉ tác động một cách nhẹ nhàng ở lớp thượng bì da môi. Dẫu vậy vì một số nguyên do khác nhau mà dẫn đến tình trạng phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn phá hủy tính thẩm mỹ của môi. Có thể kể đến các nguyên nhân chính dưới đây:
Kỹ thuật phun môi đã cũ, lỗi thời, lạc hậu
Đối với những công nghệ phun xăm lạc hậu, máy phun màu cũ kỹ, lỗi thời trước đây với đầu kim to và thô, việc thực hiện phương pháp phun môi bằng kỹ thuật này thường làm cho lớp biểu bì bị tác động một cách quá mạnh bởi đầu kim dẫn đến tổn thương môi diện rộng, tạo ra các vết thương sâu và hở làm môi xấu xí.
Không chỉ vậy, các vết thương trên môi do ảnh hưởng từ kỹ thuật lạc hậu còn khó lành, thậm chí dẫn đến tình trạng phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ, sưng tấy, phồng rộp và nổi mụn nước,…
Dụng cụ phun không được sát trùng, vệ sinh đúng cách
Việc vệ sinh thiết bị, dụng cụ một cách kỹ càng là việc làm không thể sơ suất trong mọi phương pháp làm đẹp, đặc biệt là phun xăm môi.
Bởi lẽ sự vệ sinh không được đảm bảo, dụng cụ phun xăm vệ sinh chưa kỹ lưỡng ví như dịch cơ thể của khách hàng trước còn dính lại, chưa khử khuẩn thiết bị có thể dẫn đến tình trạng phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ, bỏng rộp, thậm chí làm lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Mực phun kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng
Mực phun là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến việc màu môi lên có chuẩn, nhanh và đẹp hay không. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng lớn tới sự an toàn cho môi hậu phun xăm.
Các triệu chứng như dị ứng, da môi bị sần sùi, viêm, bong tróc do chất lượng mực phun quyết định phần nhiều. Nếu mực kém chất lượng, các triệu chứng trên có thể kéo dài trong nhiều tháng, lâu dần gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại mực phun với thành phần chứa nhiều hóa chất cũng như tạp chất, nhất là các loại mực không có xuất xứ rõ ràng khi tiếp xúc với môi sẽ dễ dẫn đến tình trạng môi bị thâm xỉn, phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ nếu không có sự xử lý kịp thời.
Chăm sóc môi không đúng cách theo hướng dẫn
Sự chủ quan của chính bản thân khách hàng chính là một trong nguyên nhân chính gây ra tình trạng phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ. Cụ thế, rất nhiều người không kiêng cữ các loại thực phẩm dễ gây sưng tấy, lâu lành cho vết thương sau phun môi như rau muống, hải sản,.., thực hiện không đúng cách hoặc quên không vệ sinh sạch sẽ môi, thức khuya và sử dụng chất kích thích thường xuyên như thuốc lá, bia, cà phê,…
Chính các tác nhân chủ quan này bạn cần loại bỏ nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sự thẩm mỹ cho môi cũng như xuất hiện tình trạng phun môi bị nhiễm trùng, mưng mủ.
Cách xử lý phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ
Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau phun môi như trên, việc đầu tiên bạn cần làm là hãy bình tĩnh và chỉ cần thực hiện đúng theo các chỉ dẫn dưới đây một cách kịp thời:
Môi bị nhiễm trùng, sưng ở mức nhẹ
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh môi hàng ngày và dùng thuốc mỡ bôi chuyên dụng để bôi lên sau đó là điều bạn nên làm trong trường hợp này để đảm bảo môi giảm sưng.
Nếu sau 1-2 ngày mà vẫn không nhận thấy dấu hiệu hồi phục, cần đến ngay bệnh viện để khám và kiểm tra nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời.
Môi sưng rộp, nổi các mụn nước
Trước tiên, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ môi bằng nước muối sinh lý và bôi thuốc Acyclovir đúng với hướng dẫn từ chuyên viên.
Nếu đã thực hiện như chỉ dẫn ở trên mà vẫn không có sự thuyên giảm, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ vết thương xấu hơn bởi lẽ môi sau phun của bạn đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Môi không lên màu, bị thâm
Ở trường hợp này, trong 1 đến 2 tuần đầu, lời khuyên cho bạn là nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể cũng như các dưỡng chất cần thiết hoặc sử dụng các loại dưỡng kích màu để môi lên màu được chuẩn và nhanh chóng.
Nếu sau 2 tháng, lúc này môi đã ổn định nhưng màu môi vẫn không cải thiện so với ban đầu thì tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín khác để dặm môi lại là tốt nhất cho bạn.
Cách phòng tránh bị nhiễm trùng mưng mủ
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như rủi ro không mong muốn khi phun xăm môi, dưới đây chính là những lời khuyên bạn cần lưu ý:
- Tuyệt đối không tự ý phun môi tại nhà, ở các cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép kinh doanh, hoạt động chui, kém uy tín. Tìm hiểu kỹ các quy trình phun môi tại cơ sở mình lựa chọn là điều bạn nên làm để đảm bảo sự an toàn.
- Cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc môi sau phun của các kỹ thuật viên, chuyên viên.
- Luôn theo dõi tình trạng môi để kịp thời khắc phục khi có biến chứng. Đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ tư vấn khi thấy môi có dấu hiệu nhiễm trùng, mưng mủ nặng.
Qua đây, bài viết đã chia sẻ cho các tín đồ làm đẹp những thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý vấn đề phun môi bị nhiễm trùng mưng mủ. Spa Việt Nam hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bạn đang gặp vấn đề nan giải sau phun môi.
Bình luận