Phụ nữ đang cho con bú phun môi được không?


Rate this post

Sau khi sinh con, nhan sắc của phụ nữ bắt đầu “xuống cấp” và nhu cầu tút lại nhan sắc bắt đầu trở nên phổ biến. Trong đó, nhiều người thắc mắc không biết đang cho con bú phun môi được không và can thiệp thẩm mỹ có ảnh hưởng đến sữa mẹ. Bài viết dưới đây spavietnam. sẽ cho mẹ bỉm câu trả lời chi tiết nhất.

Phụ nữ đang cho con bú phun môi được không?

Nhiều người nghĩ rằng việc phun xăm thẩm mỹ chỉ tác động đến bề mặt của môi nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, theo chuyên gia thẩm mỹ giải đáp thắc mắc đang cho con bú phun môi được không thì câu trả lời là không nên.

Nguyên nhân là bởi sau phun xăm, môi của mẹ có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy, đau nhức khó chịu. Điều này có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt hằng ngày của mẹ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải kiêng cữ một số thực phẩm không tốt cho sự hồi phục của môi nhưng lại tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe như thịt gà, thịt bò, cá, trứng, hải sản,… Việc thiếu chất dinh dưỡng sau sinh khiến cơ thể mẹ không hấp thụ đủ dưỡng chất, dễ mắc các bệnh vặt và yếu hơn so với bình thường.

Như vậy, khi đang cho con bú thì mẹ tuyệt đối không nên phun môi mà hãy dành khoảng thời gian này để ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ và dành thời gian để chăm sóc bé nhé.

Phun môi khi cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
Phun môi khi cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Thời điểm thích hợp nên phun môi sau sinh

Khoảng thời gian phun môi sau sinh tốt nhất là sau 6 tháng khi sinh hoặc muộn hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và khi con đã bắt đầu cai sữa.

Đây cũng là khoảng thời gian bé đã dần bước vào giai đoạn ăn dặm và không còn phụ thuộc vào sữa mẹ, đồng thời trẻ bắt đầu có nhận thức và việc nuôi dạy con cũng nhẹ nhàng hơn phần nào. Khi mẹ có thời gian chăm sóc bản thân thì sẽ có chế độ chăm sóc và vệ sinh môi kỹ càng hơn.

Mẹ bỉm sữa nên phun môi khi sức khỏe đã phục hồi
Mẹ bỉm sữa nên phun môi khi sức khỏe đã phục hồi

Thuốc ủ tê có tác động đến sữa mẹ không?

Thuốc ủ tê được sử dụng khi phun môi tại các cơ sở thẩm mỹ là Lidocain. Loại thuốc này có tác dụng trung bình với cơ thể và sẽ hết trong vòng từ 60 đến 90 phút. Hiện nay chưa có ghi nhận về trường hợp thuốc ủ tê ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Tuy nhiên, nếu bạn phun xăm ở những địa chỉ chui, không uy tín thì chất lượng của mực phun chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Những cơ sở này thường dùng mực phun vô cơ chứa nhiều hóa chất, kim loại nặng. Điều này vô tình khiến trẻ hấp thụ sữa mẹ dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn.

Mẹ bỉm sữa nên phun môi tại địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn
Mẹ bỉm sữa nên phun môi tại địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn

Đăng kí nhận tư vấn bác sĩ từ chúng tôi!

Phun môi có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Theo chuyên gia, phun môi có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của cả người mẹ và con. Đặc biệt là khi tiếp xúc với mực xăm không an toàn. Ngoài ra, quá trình phun môi thường đi kèm với sưng, đau. Điều này có thể tạo ra cảm giác không thoải mái, gây căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của người mẹ. Những yếu tố này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ.

Phun môi có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đến sức khỏe của cả người mẹ và con
Phun môi có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đến sức khỏe của cả người mẹ và con

Sau sinh 3 tháng phun môi được không

Theo ý kiến chuyên gia, sau sinh 3 tháng bạn chưa được phun môi. Tốt nhất, bạn nên đợi 6 tháng sau sinh rồi mới phun. Thời gian 6 tháng sau sinh là khoảng thời gian hợp lý để cơ thể mẹ có thể hồi phục hoàn toàn sau quá trình mang thai và sinh nở. Trong khoảng thời gian này, cơ thể đã trở lại trạng thái bình thường và đảm bảo sức khỏe để có thể can thiệp các phương pháp thẩm mỹ như phun môi.

Tuy nhiên, trước khi quyết định phun môi, các mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo cơ địa đủ điều kiện để thực hiện. Mẹ bỉm cũng nên theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, nếu có bất cứ dấu hiệu nào thì nên thông báo ngay với bác sĩ.

Sau sinh 3 tháng bạn chưa được phun môi, bạn nên đợi 6 tháng mới phun
Sau sinh 3 tháng bạn chưa được phun môi, bạn nên đợi 6 tháng mới phun

Phụ nữ cho con bú cần chú ý những gì khi phun môi?

Khi tìm đến can thiệp thẩm mỹ, chắc chắn đôi môi của chị em đang có nhiều khuyết điểm khó có thể phục hồi bằng những biện pháp tự nhiên thông thường. Do đó, phun xăm thẩm mỹ chính là “cứu tinh” giúp chị em lấy lại được đôi môi căng mọng, hồng hào. Khi phun môi, mẹ bỉm cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có được kết quả thẩm mỹ như mong muốn:

Lựa chọn địa chỉ phun xăm uy tín

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng môi sau phun. Nếu không may chọn phải địa chỉ không đáng tin cậy với quy trình phun môi không đảm bảo thì dễ dẫn đến trường hợp môi hoại tử, nặng hơn là mắc các bệnh truyền nhiễm do thiết bị phun không được vệ sinh kỹ càng.

Lựa chọn màu môi theo các tiêu chí gồm

Màu da, độ tuổi và phong cách cá nhân. Tốt hơn hết, chị em hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có thể lựa chọn được cho mình màu phun phù hợp nhất.

Vệ sinh kỹ môi

Vệ sinh môi kĩ càng bằng cách dùng tăm bông thấm nhẹ nhàng trên bề mặt môi. Sau khi ăn uống, bạn có thể dùng nước muối sinh lý và bông tẩy trang để lau nhẹ vết bẩn trên môi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học, kiêng cữ nhóm thực phẩm gây hại cho môi sau phun như thịt gà, thịt bò, đồ nếp, hải sản, rau muống, chất kích thích. Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể và cung cấp đầy đủ rau củ quả giàu chất xơ, vitamin A, C.

Thoa son dưỡng cấp ẩm

Thường xuyên thoa son dưỡng để môi được cấp ẩm nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng có thể sử dụng son kích màu môi sau phun để môi nhanh lên màu và đẩy nhanh quá trình bong vảy hơn.

Xây dựng thực đơn sau phun môi đúng cách để môi nhanh lành thương
Xây dựng thực đơn sau phun môi đúng cách để môi nhanh lành thương

Như vậy, bài viết  Spa việt nam trên vừa giải đáp cho mẹ bỉm về thắc mắc đang cho con bú phun môi được không và phun môi khi nào thì phù hợp. Sau khi sinh, chị em hãy chờ cho đến khi cơ thể đã hồi phục và bé đã cai sữa thì hãy thực hiện phun môi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

>>> Xem thêm các bài viết nổi bật

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận