banner thang 12
banner thang 12

Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng và cách điều trị


Rate this post

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da và sẽ tự hết qua một thời gian. Tuy nhiên, mụn nhọt bị nhiễm trùng sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng thường bao gồm mủ, đầu trắng, sưng đỏ, đau rát, đôi khi có thể sốt và sưng hạch. Vật, cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này ra sao? Tìm hiểu ngay nhé!

Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là gì?

Mụn nhọt được xem là một trong những bệnh lý ngoài da nguy hiểm, gây nên nhiều biến chứng khó lường cho cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này có thể kể đến đó là lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn và nấm có cơ hội sinh sôi, phát triển và tấn công các tế bào dưới da, sinh ra dịch mủ, làm bề mặt sưng tấy, ngứa và đau rát.

Một số trường hợp không điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ bị nhiễm trùng ở các mụn nhọt đó.

Một số dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là:

  • Kích thước của mụn nhọt khá nhỏ nhưng khi bị nhiễm trùng có thì chúng có thể tăng lên đến 5 cm. Đồng thời tập trung thành các cụm nhọt, khiến cho một vùng da nhiễm trùng có các rãnh nối với nhau.
  • Các nốt mụn nhọt chứa mủ, đầu trắng trên nốt là mụn. Khi bị vỡ sẽ có dịch chảy ra ngoài.
  • Xung quanh khu vực nổi nhọt bị đỏ, sưng và đau rát.
  • Có thể bị sốt và sưng hạch. Tuy nhiên, nếu bị sốt quá cao, cảm thấy toàn thân nặng trĩu thì cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra xem có gặp các biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết hay không.

Mụn nhọt bị nhiễm trùng sẽ chứa đầy mủ và có mụn trên đầu nốt nhọt

Chẩn đoán tình trạng và dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng

Bạn có thể tự điều trị nếu mụn nhọt có kích thước nhỏ và xuất hiện đơn lẻ. Khi tự điều trị mụn nhọt, bạn cần đảm bảo các nguyên tắc như rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sờ vào các nốt nhọt, giữ gìn vệ sinh vùng da bị mụn nhọt.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy các mụn nhọt xuất hiện cùng một lúc thành cụm hay có các biểu hiện khác như quá đau ở vùng da bị mụn nhọt, kích thước các mụn nhọt tăng lên, mụn nhọt hết rồi lại nổi lên lại, … Lúc này, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng mụn nhọt hiện tại và điều trị kịp thời.

Sau khi quan sát các nốt mụn nhọt hay lấy dịch mủ từ các nốt mụn nhọt làm xét nghiệm, bác sĩ đưa ra nhận định và từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng mụn nhọt hiện tại để điều trị kịp thời

Đối với trình trạng bị mụn nhọt nhẹ, bạn có thể làm giảm đau, kích thích các mụn nhọt tự đẩy dịch mủ ra ngoài bằng cách thường xuyên chườm nước ấm lên vùng da bị mụn nhọt. Bên cạnh đó, bạn tham khảo các biện pháp điều trị tại nhà cho mụn nhọt như sau:

  • Không dùng tay đẩy dịch mủ ở mụn nhọt bằng cách bóp, nặn mụn nhọt. Nếu các dịch mủ không ra ngoài hết, tình trạng mụn nhọt có thể nặng hơn và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở vùng da bị mụn nhọt.
  • Đừng quên rửa tay thật sạch trước và sau khi chạm vào mụn nhọt để tránh làm lây lan vi khuẩn đến nhiều vùng khác.

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào các mụn nhọt

Đối với trường hợp bị nhiễm trùng, bạn nên đi bệnh viện để chữa trị kịp thời Thông thường, mụn nhọt bị nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng các phương pháp như sau:

  • Rạch và lấy mủ ra ngoài: Bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ trên nốt mụn nhọt để dịch mủ chảy ra ngoài. Tiếp đó, dùng băng gạc vô trùng để dịch mủ còn lại bên trong có thể thấm hết vào. Sử dụng băng gạc vô trùng này sẽ giúp ngăn ngừa tốt hơn nhiễm trùng ở vùng bị mụn nhọt.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh nhằm giúp quá trình điều trị mụn nhọt bị nhiễm trùng nhanh chóng hay ngăn ngừa tái phát bệnh. Bạn chỉ cần chú ý uống thuốc kháng sinh đúng và đủ liều theo đơn được kê của bác sĩ thì sẽ đạt hiệu quả như mong đợi nhé!

Sử dụng thuốc kháng sinh giúp quá trình điều trị nhanh và đạt hiệu quả tốt nhất

Làm thế nào để phòng ngừa mụn nhọt?

Ngày nay, vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng mụn nhọt. Thế nhưng, để giảm nguy cơ bị mụn nhọt đặc biệt đối với những ai có hệ miễn dịch yếu, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

Rửa sạch tay bằng xà phòng thường xuyên

Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp bạn tự bảo vệ bản thân mình khỏi các loại vi khuẩn có hại. Bạn nên lựa chọn các loại xà phòng rửa tay có xuất xứ uy tín, chất lượng đảm bảo tay luôn sạch sẽ sau mỗi lần rửa.

Giữ vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ

Đảm bảo rằng các vết trầy xước hay vết thương hở trên da luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo cho đến khi vết thương lành lại hoàn toàn.

Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác

Vì vi khuẩn có thể lây nhiễm qua các vật dụng rồi đi vào cơ thể, bạn không nên sử dụng các vật chung cá nhân như khăn lau mặt, dao cạo, bàn chải đánh răng, khăn tắm với người khác.

Có lối sống và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh thông qua việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn nhiều trái cây, rau củ và uống nhiều nước lọc.

Trên đây là thông tin về dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng, cách điều trị và ngăn ngừa. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn mụn nhọt và điều trị kịp thời nếu gặp phải.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận