“Bỏ túi” ngay các cách trị mụn ở trán “đỉnh của đỉnh” hiện nay


5/5 - (1 bình chọn)

Cách trị mụn ở trán chắc hẳn không phải là “từ khóa” chỉ có một mình bạn tìm kiếm. Hầu hết các bạn nữ gặp vấn đề về mụn ở trán đều từ kiếm cụm từ này. Thực tế, việc điều trị mụn ở trán cũng nhưng ngăn ngừa mụn xuất hiện cũng không khó như bạn nghĩ. Dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân gây nên mụn ở trán cũng như cách trị mụn ở trán hiệu quả. Theo dõi nhé!

Nguyên nhân mụn tập trung ở trán

Hầu hết mụn thường xuất hiện bất cứ nơi nào, và tập trung nhiều nhất ở những vùng da chứa nhiều dầu nhờn thừa nhưng không được vệ sinh kỹ. Cụ thể như vùng cằm, mũi và hai bên má. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ tập trung ở một vùng da duy nhất thì điều này đang báo hiệu rằng cơ thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe.

Mụn ở trán là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề
Mụn ở trán là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề

Việc mụn mọc ở vùng trán là dấu hiệu của việc:

  • Mất cân bằng hormone trong tuổi dậy thì, trong khi mang thai hay trong giai đoạn kinh nguyệt.
  • Gan đang bị sự chèn ép bởi việc tích tụ quá nhiều độc tố và gây nên rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra mụn cũng đến từ những tác động bên ngoài, như:

  • Tẩy trang không kỹ khiến các mỹ phẩm dưỡng da, kem chống nắng hay lớp trang điểm vẫn còn bám trên da. Gây nên mụn.
  • Vùng da trán không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với môi trường, mũ, mũ bảo hiểm. Đây là những nơi bạn rất ít vệ sinh. Do đó khi da vùng trán tiếp xúc trực tiếp với mũ và mũ bảo hiểm, vi khuẩn sẽ có điều kiện xâm nhập, gây bít tắc lỗ chân lông, gây nên mụn.
  • Nguyên nhân thứ 2 rất có thể là do tóc mái của bạn. Việc để tóc mái sẽ tạo điều kiện tóc thường xuyên cọ sát vào da vùng trán, bụi bẩn trên tóc sẽ có điều kiện lây lan và bám lên da, gây nên mụn.
  • Dị ứng mỹ phẩm cũng là nguyên nhân cần phải chú ý đến. Thông thường da sẽ nhanh chóng dị ứng với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc chứa các chất không tốt cho da. Trường hợp này sẽ khiến da nổi những mụn đỏ li ti không chỉ ở vùng trán mà ở hầu hết da mặt.
  • Có thể nói, biểu hiện đầu tiên của thức khuya chính là mọc mụn ở trán.

Cách trị mụn ở trán

Để điều trị mụn ở trán, bạn có thể sử dụng các cách điều trị bằng nguyên liệu từ thiên nhiên, lành tính và không gây độc hại cho da như: nghệ, mật ong, bột yến mạch, nha đam…

Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ sử dụng cho tình trạng mụn đang còn nhẹ. Nếu trán bạn xuất hiện những nốt mụn viêm hay mụn nhọt lớn, bạn cần đến các trung tâm điều trị da để được xử lý đúng cách, không để lại xẹp hay vết thâm.

Cụ thể một số cách trị mụn ở trán sẽ được chia sẻ ngay dưới đây:

Cách trị mụn ở trán bằng nha đam

Có thể nói, nha đam là thảo dược cực kỳ tốt cho da và trong việc điều trị da mụn. Nha đam giúp làm xẹp các nốt mụn một cách hiệu quả. Đồng thời kích thích và thu gom nhân mụn, giúp đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da. Tạo điều kiện xử lý mụn ẩn trị để.

Nha đam không chỉ trị mụn ở trán, mà còn trị mụn ở các vùng da khác
Nha đam không chỉ trị mụn ở trán, mà còn trị mụn ở các vùng da khác

Không những vậy, nha đam còn có tính chất khám viêm, kháng khuẩn và tạo độ ẩm, cân bằng cho da.

Việc thực hiện phương pháp này cũng rất đơn giản, hãy cạo lớp gel nha đam. Sau đó thoa trực tiếp lên da mặt, tập trung vùng trán kết hợp với massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước.

Lưu ý, bạn nên làm sạch da trước khi thực hiện.

Trị mụn ở trán bằng hỗn hợp mật ong và nghệ

Mật có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu vết thương và cấp ẩm. Trong khi đó, tinh bột nghệ lại chứa thành phần giúp giảm vết thâm và hỗ trợ điều trị mụn một cách trị để. Nếu kết hợp mật ong và nghệ tươi để làm mặt nạ trị mụn. Đây quả thực là một sự kết hợp tuyệt vời, không chỉ là khắc tinh đối với mụn trán. Mà là khắc tinh của tất cả các loại mụn.

Do đó, nếu là cô gái chăm chỉ, hãy sử dụng mặt nạ mật ong kết hợp với nghệ để giải quyết vấn đề mụn của mình nhé!

Mặt nạ mật ong và tinh bột nghệ
Mặt nạ mật ong và tinh bột nghệ

Cách trị mụn trán bằng chanh

Chân có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Không những vậy, chanh còn được coi là thần được được sử dụng trị mụn ẩn ở trán từ rất lâu. Tuy nhiên, đối với da nhạy cảm, chanh không được khuyên dùng bởi vì chứa quá nhiều axit gây kích ứng da.

Do đó, hãy hiểu làn da của mình và lựa chọn phương pháp trị mụn phù hợp.

Chanh không dành cho làn da nhạy cảm và yếu
Chanh không dành cho làn da nhạy cảm và yếu

Một số cách trị mụn ở trán khác

Ngoài 3 cách trị mụn ở trán được các chị em review nhiều nhất từ trước đến nay. Vẫn còn một số phương pháp khác được giới chuyên gia khuyên dùng như:

  • Trị mụn bằng cách cắt tỏi thành các lát mỏng hay nghiền nát, sau đó đắp lên da mặt khoảng 5 phút và rửa lại bằng nước ấm. Tỏi có tính chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm sạch da hiệu quả. Tuy nhiên, không được để tỏi quá lâu lên da mặt vì sẽ làm bỏng da.
  • Trị mụn ở trán bằng cách đắp mặt nạ kem đánh răng
  • Trị mụn bằng cách sử dụng các mặt nạ trị mụn
  • ….

Những lưu ý khi trị mụn ở trán

  • Tùy vào cơ địa và tình trạng mụn của mỗi người mà các phương pháp được chia sẻ ở trên cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.
  • Nguyên liệu sử dụng để trị mụn phải sạch, tươi.
  • Không tự ý nặn mụn ở trán, hãy tìm đến cơ sở điều trị da uy tín gần nhất để được xử lý mụn.
  • Không thức khuya và hãy có một chế độ ăn uống thật tốt để gan khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ về cách trị mụn ở trán cũng như những lưu ý hết sức quan trọng nếu bạn muốn đánh bay các nốt mụn đáng ghét. Hoặc muốn sở hữu một làn da sáng, không tì vết. Hy vọng sẽ có một cách trị mụn ở trán phù hợp với làn da của bạn.

Chúc tất cả áp dụng thành công và có một làn da thật đẹp, thật chắc khỏe.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận